Châu Âu báo động 50% mật ong trên thị trường là giả

Cuộc điều tra này được tiến hành bởi Văn phòng chống gian lận của Ủy ban châu Âu (OLAF) và Trung tâm nghiên cứu chung (JRC). Kết quả cho thấy đây là một vụ gian lận lịch sử liên quan đến ngành công nghiệp mật ong và nhiều người có thể đã mua mật ong giả nhưng không biết.

Mật ong
mo 2

Theo điều tra của EU thì 320 mẫu đã được thử nghiệm và 147 (46%) mẫu mật ong nhập khẩu được thu thập bị nghi ngờ bị pha trộn với xi-rô và do đó không tuân thủ các yêu cầu về Quy định Mật ong của Liên minh Châu Âu. Một số lượng mật ong giả được nghi được làm từ xi-rô đường làm từ gạo, lúa mì hoặc củ cải đường. Hầu hết mật ong giả được nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ (93%) và Trung Quốc (74%).

Trong khi đó, cả 10 loại mật ong được nhập khẩu qua Vương quốc Anh đều không đạt các bài kiểm tra và được đánh dấu là “không tuân thủ”. EU nghi ngờ rằng mật ong có thể đã được sản xuất ở các quốc gia khác trước khi được xử lý ở Anh và tái xuất khẩu sang EU

Lô hàng mật ong bị pha tạp chất này liên quan đến 133 doanh nghiệp (70 doanh nghiệp nhập khẩu và 63 doanh nghiệp xuất khẩu).

Mật ong
mo 3

Ủy ban châu Âu (OLAF) cho biết: “Mật ong tự nhiên có chứa đường và theo luật của EU, phải giữ nguyên chất – nghĩa là mật ong không được thêm thành phần nào. Sự pha trộn xảy ra khi các thành phần như nước hoặc xi-rô đường rẻ tiền được thêm vào để tăng khối lượng mật ong”.

EU là một trong những thị trường nhập khẩu mật ong lớn trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Theo số liệu thống kê gần đây thì thị trường này nhập đến 175.000 tấn mật ong mỗi năm.

Trước vấn nạn làm giả mật ong, các quốc gia EU cho biết họ sẽ siết chặt các quy định quản lý và nhập khẩu mặt hàng này trong thời gian tới.

Kẻ đi rong với khúc tình ca dang dở. "Này em xin chớ khép môi cườiNày em xin hãy vui với đờiGiấc mộng có lúc ngỡ nhạt phaiVẫn ước mơ ngày mai hạnh phúc vẫn nồng say"