Phòng bệnh cho hoa Vạn Thọ: Cách xử lý thối gốc, héo xanh

Nhiều dân chơi hoa hỏi mình về các loại bệnh trên hoa Vạn Thọ. Trong bài này, mình sẽ liệt kê các bệnh phổ biến trên hoa Vạn Thọ cũng như các biện pháp phòng bệnh cho hoa.

phong benh hoa van tho
Hướng dẫn phòng bệnh hoa Vạn Thọ – Chia sẻ bởi Hạt Giống Phượng Hoàng (www.hatgiongphuonghoang.vn)

Các bệnh phổ biến trên cây hoa cúc vạn thọ:

1. Bệnh thối gốc hoa vạn thọ (lở cổ rể) gây chết cây

Tên khoa học: Rhizoctonia solani

Triệu chứng bệnh lở cổ rễ (thối gốc, héo rũ, héo khô, héo cây con):

Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con, thường xảy ra trong khu đất cũ đã phát bệnh và ẩm độ cao. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-30oC.

Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.

Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gảy, cây chậm phát triển và thường bị chết.

Thời tiết ẩm ướt, có thể thấy ngay chổ bị bệnh phủ một lớp nấm màu trắng, sau chuyển dần sang màu nâu đen. Nấm gây bệnh tồn tại rất lâu trong đất trồng, có thể sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng nhiều năm. Bệnh thường phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, đất trũng đọng nước.

Biện pháp kỹ thuật, canh tác:

  • Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước
  • Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.
  • Cày bừa kỹ, san mặt ruộng cho bằng phẳng để đất thoáng và không đọng nước.
  • Chỉ dùng hạt giống không bị bệnh
  • Không dùng nước tưới từ mương lục bình
  • Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước; vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần, hoặc xử lý vôi.
  • Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, không bón nhiều đạm.

Biện pháp hóa học: 

Sau khi bông mọc, có thể phun thuốc từ 1 đến 2 lần bằng một trong các loại thuốc sau:

  • Monceren 250 SC, liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha
  • Monceren 70WP liều lượng 0,2kg/ha.
  • Validamicin 50 EC liều lượng 1,0 lítt/ha.

2. Bệnh héo xanh trên cúc vạn thọ

Bệnh có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc, nhưng thường hại nhiều ở giai đoạn cây đang tăng trưởng mạnh đến lúc ra nụ hoa.

Triệu chứng của bệnh héo xanh trên hoa:

Khi bị nhiễm bệnh cây đột ngột bị héo (tuy héo nhưng cây vẫn giữ được màu xanh vì thế gọi là bệnh héo xanh). Hiện tượng héo xảy ra rất nhanh, chỉ 1-2 ngày là cây đã bị héo hoàn toàn.

Trên cây những lá non bị héo trước, rồi héo dần ra toàn cây. Nếu dùng dao sắc cắt ngang thân cành, bạn sẽ thấy trên bó mạch dẫn mô gỗ có màu nâu đen, nâu sẫm.

benh heo xanh hoa van tho

Nếu bóp chặt vào gần chỗ miệng cắt sẽ thấy dịch nhờn vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra. Nếu nhúng chỗ cắt ngang thân, cành bị bệnh vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn trắng đục chảy ra từ mạch dẫn. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh héo xanh vi khuẩn.

Nguồn bệnh tồn tại trong đất (từ 3-5 năm) và trong tàn dư của cây bị bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào gốc, rễ, thân và cuống lá qua vết thương cơ giới do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc, do vết thương của côn trùng, tuyến trùng tạo ra trước đó, qua các lỗ hở tự nhiên của cây.

Sau khi xâm nhập vi khuẩn lan theo bó mạch dẫn, sinh sản phát triển rất nhanh, sản sinh ra các men, độc tố phá hủy các mô tế bào, vít tắc mạch dẫn làm cản trở sự vận chuyển nước, chất dinh dưỡng trong cây, làm cây héo rũ nhanh và chết.

Biện pháp kỹ thuật, canh tác:

  • Trước khi trồng, thu gom sạch sẽ tàn dư của cây hoa cúc (và những cây ký chủ khác) ở vụ trước đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh ban đầu (tuyệt đối không được vứt bỏ tàn dư cây bệnh xuống mương nước tưới cho ruộng cúc sau này).
  • Làm luống cao để dễ thoát nước. Không trồng quá dày, để ruộng cúc luôn thông thoáng, khô ráo.
  • Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc tro trấu, bón thêm vôi bột, phân lân và kali để tăng sức đề kháng cho cây.
  • Chọn cây giống sạch bệnh, không lấy giống ở những ruộng đã bị bệnh.
  • Nếu có điều kiện nên ngâm nước ruộng khoảng 10-15 ngày hoặc cày phơi đất trước khi trồng.
  • Trong quá trình chăm sóc tránh tạo vết thương cơ giới cho cây, để hạn chế cửa ngõ xâm nhập của vi khuẩn.

Biện pháp hóa học: 

Phun côn trùng môi giới là biện pháp phòng có hiệu quả. Vì thế thường xuyên thăm ruộng hoa, phát hiện sự xuất hiện của rệp muội thì phun thuốc trừ. Sử dụng một trong các loại thuốc trừ rệp: Map Permethrin 50EC, Confidor 100SL..

Mua hạt giống hoa Vạn Thọ ở đâu:

Nếu các bạn cần mua hạt giống hoa Vạn Thọ nói riêng và các loại hạt giống hoa giá sỉ và lẻ, vui lòng liên hệ Nhà vườn Hạt Giống Phượng Hoàng theo thông tin sau:

Hạt Giống Phượng Hoàng (Chương Marigold)